Đường hô hấp vận hành khí từ
môi trường nuôi dưỡng tế bào thông qua con đường chính là cái mũi của chúng ta,
cho nên Mũi là cửa ngỏ quan trọng, có chức năng làm ấm, làm ẩm, lọc sạch không
khí khi đưa vào bên trong cơ thể, mũi là khứu giác giúp ta ngửi, mũi như là vòm
cộng minh, vòm cộng hưởng trong phát âm,
trong mũi còn có globuline iga bảo vệ niêm mạc mũi, nên khi mũi bị viêm sẽ ảnh
hưởng rất nhiều đến cac cơ quan sinh lý khác gây hại cho sức khỏe con người.
Các bệnh viêm mũi thường gặp ta nên biết:
Viêm mũi cấp :
Thường
gặp nhất là trẻ em, bệnh này lây truyền nhanh trong không khí. Biểu hiện của
bệnh là ngứa mũi thông thường, sau đó hắt hơi, nặng đầu, đau lưng, mỏi chân tay
và các khớp xương, tiếp đến là chảy nước mũi đăc gây ngạc mũi, nhức đầu, sốt
nhẹ, người rủ rượi, mệt mỏi do phần lớn virus gây ra. Cơ thể ta kháng lại nên
xảy ra triệu chứng niêm mạc mũi sung huyết đỏ, mũi chứa đầy chất nhầy đục.
Nhưng
chỉ sau vài 3 ngày, bệnh giảm dần rồi hết, còn không thì bệnh đã có biến chứng do
cơ thể đã không kháng nổi nữa, vi khuẩn xâm nhập do thói quen vệ sinh ko đúng
cách,…nếu cứ tiếp tục thấy nước mũi chảy dài thì nguy cơ sẽ dẫn đến liên quan
đến tai và họng, khàn tiếng, chảy mủ tai,…ta phải đi kiểm tra ngay.
Viêm mũi dị ứng:
Dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những
chất lạ xâm nhập, đặc biệt là qua đường hô hấp. Khi đó cơ thể tạo ra các kháng
thể để chống lại các kháng nguyên, phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo
ra chất histamin – đây là một chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng và hen suyễn đã tăng gấp đôi
trong hơn 20 năm. Nó thực sự phổ biến trong cộng đồng
Bệnh gây tốn kém nhất cho xã hội cả về thời
gian điều trị. Do sự biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm, dân cư đông đúc, ý
thức vệ sinh kém, nên bệnh gia tăng nhanh chóng, ảnh hưởng tới sức lao động,
cũng như tiền của.
Bệnh biểu hiện trên lâm
sàng bằng 3 triệu chứng chính là hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi làm mất tự tin khi
giao tiếp. Điều trị ở mức cấp tính thì không khó khăn lắm, nhưng nếu đã chuyển
sang mãn tính thì rất phức tạp mặc dù kĩ
thuật và công nghệ đã có thuốc đặc trị.
Nguyên nhân
Do dị nguyên gây bệnh
bao gồm: thuốc,phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, vải sợi, lông gia súc, gia cầm.
Thức ăn như: dâu, dứa, tôm, cua, cá, trứng,các
loại hải sản.
Một số thuốc như: aspirin, quinin; hoặc vi
khuẩn: liền cầu, tụ cầu, trực khuẩn E.coli…tùy thuộc từng cá thể với dị ứng
nhiều loại, nhưng bản chất bệnh vẫn chưa được nhất quán.
Viêm
mũi dị ứng có 2 loại
Viêm mũi dị ứng có chu
kỳ: xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng, với các triệu chứng như:
nhột nhột, cay trong mũi rồi hắt hơi, có khi đến vài chục cái. Có thể chảy nước
mắt, đỏ và ngứa mắt, chảy mũi nước trong, lượng nhiều và có thể kèm nhức đầu,
uể oải. Triệu chứng này thường xảy ra buổi sáng, nhưng trưa và tối cũng bắt
gặp, bệnh hết trong vòng hơn tuần. Nhìn gương thì thấy có nhày, niêm mạc mũi
sung huyết, ngoài cơn thì thấy mũi khô, thoáng. Đây là cơn viêm mũi dị ứng ngắn
hạn và nếu bệnh kéo dài thì nước mũi sẽ đặc lại, niêm mạc mũi phù nề, nhợt
nhạt, cuống mũi bị phình to thường xuyên… làm nhức đầu, nhức trán, nên bệnh
nhân dễ nghĩ có viêm xoang.
Viêm mũi dị ứng không có
chu kỳ: bệnh không xuất hiện theo mùa, thời tiết, không khí hay các nguyên nhân
khác mà xuất hiện quang năm, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng và kéo
dài hơn giữa 2 cơn.
Còn có viêm mũi do tiếp
xúc khói bụi ô nhiễm, hoặc các hóa chất có thể gây dị ứng gọi là viêm mũi nghề
nghiệp.
Viêm xoang
Bao gồm xoang hàm, xoang
sàng và xoang trán, gọi là viêm xoang cấp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
nhưng hay gặp nhất là ở người lớn tuổi. Bệnh xảy ra sau những đợt cảm lạnh hoặc
nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do dị ứng nhiễm nấm làm màng nhầy sưng lên do các
dịch từ các xoang ko thoát được. Triệu chứng xảy ra của bệnh: ho, ngạt mũi, đau
và sưng nề xung quanh xoang bị tổn thương, chảy nước mũi, cảm giác nặng vùng
mặt và vùng đầu, nước mũi xanh hoặc vàng.
Đau nhức:
·
+ Xoang hàm: nhức vùng
má.
·
+ Xoang trán: nhức
giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
·
+ Xoang sàng trước:
nhức giữa 2 mắt.
·
+ Xoang sàng sau,
xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
Các biện pháp phòng bệnh viêm mũi
1. Trước khi ra đường hoặc làm những công việc gặp nhiều bụi bặm
thì cần đeo khẩu trang. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói
bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng, giữ ấm khi trời trở lạnh.
2. Các loại tinh dầu quế, hồi có chất kích ứng mạnh không dùng
để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi,hoặc sử dụng thuốc gây dị ứng vì sẽ gây xung
huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
3. Phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều
gia vị, nhiệt độ thay đổi. đối với tùy cá thể mắc các dị ứng trên. Khi ngứa
mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì
dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra,
không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất
viêm vào vòi nhĩ và tai. Ta có thể làm mềm chất nhầy khô trong mũi bằng hít nhe
nước vào mũi và thở ra, làm nhiều lần và xì mạnh lần cuối sẽ tống khứ được chất
bẩn ra ngoài.
4. Biết cách để nước chảy ra ngoài khi bị nước vào trong tai khi
tắm hoặc bơi. Nếu nước vào tai thi có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau
đó lấy tăm bông lau khô. Nếu nước vào mũi thì hãy lấy tay bịt một bên lại và xì
lần lượt từng bên một, nước sẽ bị xì ra ngoài mà không gây tổn thương cho mũi.
5. Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân
với người bị viêm xoang.
6. Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi,
tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm
xoang.
7. Vệ sinh mũi thường xuyên bằng các dụng cụ rửa mũi như bình xịt mũi, bình thông rửa mũi. Nên nhớ rửa mũi bằng nước muối sinh lý và ở nhiệt độ ấm để không gây gắt mũi.